Chiều cao nhà lệch tầng bao nhiêu thì hợp lý?Ưu và nhược điểm nhà lệch tầng

Nhà lệch tầng sở hữu nhiều ưu điểm như tối ưu ánh sáng, thông gió, thuận lợi khi di chuyển… Nhưng nhiều người còn băn khoăn về cách xác định chiều cao nhà lệch tầng. Vậy nhà lệch tầng là gì? Nhà lệch tầng cao bao nhiêu thì hợp lý? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Nhà lệch tầng là gì?

Nhà lệch tầng là kiểu nhà có khả năng tiết kiệm và tận dụng được tối đa không gian. Sở dĩ gọi là “nhà lệch tầng” vì đây là kiểu nhà có độ chênh cốt giữa các tầng. Cụ thể: độ cao giữa các sàn nhà được thiết kế không giống nhau hoặc lệch (so le nhau).

nha-lech-tang

Bản vẽ mặt cắt minh họa sự chênh lệch độ cao giữa các mặt sàn của kiểu nhà lệch tầng (Ảnh: Công trình LVS.house)

Có nhiều kiểu nhà lệch tầng khác nhau, nhưng chủ yếu là 2 dạng chính sau:

– Nhà lệch tầng chia thành 2 khối không gian trước và sau: Phần sau nhà sẽ là không gian của bếp và phòng ăn, tuy nhiên thiết kế sẽ nâng lên vài bậc để tạo sự chênh lệch cốt nền giữa 2 khối nhà. Từ độ cao của khối phía sau là cầu thang đi lên tầng ở khối phía trước, cứ như thế sẽ đan xen để lên các tầng tiếp theo. Kiểu thiết kế này sẽ tạo ra mặt bằng nền có sự chênh lệch nhau về độ cao giữa các tầng trong cùng một ngôi nhà.

– Nhà lệch tầng có một sàn lửng: Là kiểu nhà có cầu thang đi lên và biến mặt sàn thành một tầng lửng. Phần sau của nhà có độ cao khoảng 2,5m và tầng dưới thường được bố trí nhà để xe, kho, vệ sinh… Phần lệch lửng thường sẽ đặt bếp ăn, phòng khách.

>> Xem thêm: 10 lầm tưởng khi nhắc đến việc cải tạo nhà

2. Ưu – Nhược điểm của nhà lệch tầng

2.1. Ưu điểm của nhà lệch tầng

Nhà lệch tầng giúp không gian thông thoáng hơn

Cầu thang của nhà lệch tầng thường được thiết kế giữa nhà, nếu kết hợp cầu thang và giếng trời, vấn đề thông gió và chiếu sáng trong nhà sẽ được giải quyết hiệu quả. Nhờ đó, nhà lệch tầng luôn sáng thoáng hơn nhà ống thông thường. Bởi vậy, nhà lệch tầng cũng được xem là giải pháp thiết kế giúp lưu thông không khí cho nhà phố, nhà ống trong từng trường hợp diện tích cụ thể.

nha-lech-tang-2

Thiết kế lệch tầng giúp không gian trong ngôi nhà ống ở Hà Nội thoáng đãng hơn hẳn

Nhà lệch tầng tạo tầm nhìn mở rộng giữa các tầng

Một trong các đặc điểm nổi bật của nhà lệch tầng là cứ khoảng chục bậc cầu thang, gia chủ lại có thể tiến vào một tầng. Do đó kiến trúc lệch tầng mang đến cảm giác mới lạ, độc đáo, giúp mở rộng tầm nhìn, tầm quan sát của gia chủ dù đứng ở bất cứ vị trí nào. Thiết kế nhà lệch tầng cũng có thể tận dụng được nhiều khoảng không gian có ích để trồng cây, làm nhà vệ sinh hoặc nhà kho.

nha-lech-tang-3

Không gian rộng mở với tầm nhìn thông suốt trong thiết kế nhà lệch tầng

Nhà lệch tầng thuận lợi cho việc di chuyển

Nếu trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi, thiết kế lệch tầng có thể là một lựa chọn rất tốt. Độ dài các cầu thang sẽ được hạn chế, các tầng cách nhau không quá xa, giữa các cầu thang có thêm nhiều chiếu nghỉ, điều này giúp việc di chuyển giữa các tầng trở nên dễ dàng hơn. Người già và trẻ nhỏ khi di chuyển cũng sẽ được đảm bảo an toàn nhất định, tránh mất sức.

2.2. Nhược điểm của nhà lệch tầng

Nhà lệch tầng có thể gây ra một số bất tiện trong sinh hoạt

Về mặt giao thông, nhà thiết kế lệch tầng có thể bị chia ra bởi các cao độ khác nhau, và được nối với nhau bằng cầu thang. Nếu không làm toilet riêng theo từng tầng, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng người ở tầng này phải di chuyển đến tầng kia để sử dụng toilet. Điều này có thể gây mất thời gian và khá bất tiện trong sinh hoạt.

nha-lech-tang-5

Thiết kế nhà lệch tầng cần chú ý đến vị trí, công năng của các phòng và thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình để tránh gây ra sự bất tiện

Nhà lệch tầng đòi hỏi trình độ thiết kế – thi công chuyên nghiệp, chi phí cao

Kết cấu nhà lệch tầng không đồng trục. Vì vậy, KTS cần có kinh nghiệm và chuyên môn cao để xử lý vấn đề kỹ thuật liên quan tới thiết kế điện nước. Thiết kế và thi công nhà lệch tầng cũng đòi hỏi KTS phải có kỹ năng tính toán cốt cao độ và bậc thang. Diện tích các bức tường sẽ tăng và vật tư sử dụng cũng tăng lên, do đó, chi phí hoàn thiện nhà lệch tầng sẽ cao hơn so với chi phí xây nhà ống kiểu truyền thống…

nha-lech-tang-6

Một nhược điểm không thể tránh khỏi của nhà lệch tầng là đòi hỏi tay nghề thi công và mức chi phí đầu tư cao

3. Nhà bao nhiêu m2 thì có thể xây lệch tầng?

Nhà lệch tầng thường phù hợp với khu đất có chiều sâu lớn hơn so với mặt tiền, chẳng hạn như nhà 5×16, 5×12, 4×10, 3×15… hoặc những khu đất xây dựng có chiều sâu dài 13m trở lên. Các mẫu nhà mặt tiền 3m, 4m hay 5m khi thiết kế lệch tầng đều có thể giải quyết được bài toán về không gian.

nha-lech-tang-7

Nhà lệch tầng hợp với kiểu đất hẹp ngang, dài sâu 

Dù vậy, những ngôi nhà có mặt tiền 6m, 7m… vẫn có thể áp dụng kiểu thiết kế nhà lệch tầng này. Tuy nhiên, gia chủ nên cân nhắc tới yếu tố kỹ thuật, thiết kế thi công cũng như chi phí về xây dựng, đối tượng sử dụng nhà để lựa chọn quyết định có nên thiết kế nhà lệch tầng hay không.

Những không gian nhà có đất vuông, diện tích đất có chiều sâu ngắn hoặc có người già và trẻ nhỏ nên cân nhắc lựa chọn mẫu nhà lệch tầng. Vì nhà lệch tầng có nhiều cầu thang, mở cửa là tiếp xúc với cầu thang, có thể gây ra một số bất tiện trong quá trình di chuyển. Hơn nữa, nhà vuông mặt tiền đủ lớn để lấy sáng nên không nhất thiết phải bố trí nhiều cầu thang và thiết kế lệch tầng gây tốn diện tích.

>> Xem thêm: Chia sẻ vấn đề thông gió trong xây sửa nhà ở

4. Chiều cao nhà lệch tầng bao nhiêu thì hợp lý?

Tùy vào nhu cầu của gia chủ và diện tích của khu đất mà KTS sẽ tư vấn chiều cao nhà lệch tầng phù hợp. Tuy nhiên, khi thiết kế nhà lệch tầng, thông thường tầng một và tầng lệch thường cao khoảng 2.7 đến 3m. Nhiều nhà thiết kế tầng lệch chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà.

Bên cạnh đó, nhà lệch tầng cũng cần đảm bảo các quy định về chiều cao áp dụng với nhà ở như sau:

– Độ cao tối đa giữa mặt sàn dưới đến mặt sàn trên là 3m.

– Độ cao tối đa của mặt sàn dưới đến mặt sàn trên, từ tầng 2 trở đi là 3.4m.

– Độ cao sàn tối đa là 3.5m khi tính từ độ cao vỉa hè đến đáy ban công.

– Độ cao sàn tối đa là 3.8m: đối với đường lộ giới thấp hơn 3.5m. Trong trường hợp này chỉ được tính chiều cao của tầng nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) đến sàn lầu 1 (tầng 2) và không được làm tầng lửng.

– Độ cao sàn tối đa là 5.8m: đối với đường lộ giới từ trên 3.5m đến dưới 20m thì được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến sàn lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5.8m.

– Độ cao sàn tối đa là 7m: đối với đường lộ giới từ 20m trở lên và sẽ được phép xây tầng lửng.

Hình ảnh minh họa chiều cao tầng nhà theo quy định của pháp luật

5. Top 10 mẫu nhà lệch tầng đẹp 2023

Nếu có ý định tìm kiếm ý tưởng thiết kế nhà lệch tầng, hoặc đang có ý định xây nhà lệch tầng, hãy tham khảo 10 mẫu nhà lệch tầng đẹp 2023 kèm ảnh thực tế sau đây:nha-lech-tang-17

Nhà phố hướng chính Tây vẫn thoáng mát nhờ áp dụng thiết kế lệch tầng và 3 giải pháp quen thuộc 

nha-lech-tang-9

nha-lech-tang-10

Nhà 4×24,6m thiết kế lệch tầng để phù hợp với sinh hoạt của gia đình 3 thế hệ 

nha-lech-tang-13

Nhà ống 5x18m thiết kế lệch tầng để đưa ánh sáng tối đa vào bên trong 

Biệt thự 730m2 có cách thiết kế lệch tầng độc đáo, càng lên cao không gian càng rộng mở

Nhờ thiết kế lệch tầng, nhà phố 2 tầng vừa dễ bố trí phòng, vừa rộng rãi, sáng sủa

nha-lech-tang-12

Nhà 3 tầng thiết kế lệch tầng đan xen vườn cây xanh để kết nối không gian và gắn kết các thành viên gia đình

Trên đây là những thông tin cơ bản về nhà lệch tầng và chiều cao nhà lệch tầng. Mong rằng độc giả đã có góc nhìn tổng quan hơn về kiểu thiết kế nhà này để lựa chọn phương án xây nhà đúng đắn, hợp lý nhất.

Fanpage: Kiến trúc – Nội thất AKINA

Fanpage: Cải Tạo Nhà AKINA

2 thoughts on “Chiều cao nhà lệch tầng bao nhiêu thì hợp lý?Ưu và nhược điểm nhà lệch tầng

Comments are closed.