Bỏ túi quy định quan trọng về chiều cao tầng nhà

Chiều cao tầng nhà là khoảng cách giữa sàn và trần nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp. Khoảng cách tầng nhà quá thấp sẽ tạo ra cảm giác tù túng, nặng nề. Ngược lại khoảng cách tầng nhà quá cao sẽ gây ra sự lạnh lẽo. Do đó để xác định độ cao tầng nhà sao cho phù hợp và đúng với quy định. Hãy cùng AKINA tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Quy chuẩn chiều cao tầng nhà trong xây dựng

1.1 Quy định về độ cao tầng nhà ở riêng lẻ

  • Đối với đường lộ giới dưới 3.5m thì chỉ được phép xác định chiều cao nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn lầu 1 (tầng 2). Trường hợp này không được phép làm tầng lửng.
  • Với đường lộ giới từ 3.5m cho đến dưới 20m thì được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5.8m.
  • Với đường lộ giới từ 20m trở lên sẽ được phép bố trí lửng với tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7m.
Bản vẽ chiều cao tầng nhà AKINA
Bản vẽ mẫu chiều cao tầng nhà AKINA

1.2 Quy định về chiều cao tầng nhà phố

Tùy vào thiết kế, mục đích sử dụng cũng như quy mô quy hoạch của đô thị mà các mẫu nhà phố lại có quy định khắt khe hơn so với nhà ở riêng lẻ.

  • Tầng trệt (tầng 1): Chiều cao nhà 2 tầng tầng 1 thông thường từ 3,6m đến 4,5m. Chiều cao này nhằm giúp đảm bảo không gian thông thoáng và thuận tiện cho các hoạt động kinh doanh hoặc sinh hoạt.
  • Các tầng lầu (tầng 2 trở lên): Chiều cao mỗi tầng phổ biến từ 3m đến 3,3m. Điều này giúp ngôi nhà có tỷ lệ cân đối và sử dụng hiệu quả không gian.
  • Tầng lửng: Thường cao khoảng 2,2m đến 2,8m. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, tầng lửng sẽ giúp tăng diện tích sử dụng mà không làm ngôi nhà quá cao.
  • Tổng chiều cao của ngôi nhà: Phụ thuộc vào lộ giới và quy định của từng khu vực mà tổng thể ngôi nhà sẽ có chiều cao tương ứng. Những khu có lộ giới hẹp sẽ giới hạn chiều cao thấp hơn so với những khu có lộ giới lớn.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải tạo nhà để làm thêm gác lửng

2. Các yếu tố xác định độ cao hợp lý của tầng nhà

2.1 Xác định chiều cao tầng nhà theo điều kiện kinh tế

Chiều cao tầng nhà thường được chia làm 3 mức cơ bản:

+ Chiều cao thấp: trung bình từ 2,4m đến 2,7m

+ Chiều cao tiêu chuẩn: trung bình từ 3m đến 3,3m

+ Chiều cao lớn: trung bình từ 3,6m đến 5m

Nhà xây càng cao thì chi phí xây dựng sẽ tốn kém hơn và tỷ lệ thuận với kinh phí đầu tư (nhân công, nguyên vật liệu,…) Do đó, trước khi xác định độ cao cho tầng và sàn, gia chủ cần căn cứ dựa trên hạn mức đầu tư xây nhà của mình.

2.2 Theo số bậc cầu thang

Đối với nhà tầng từ 2 tầng trở lên, khoảng cách giữa sàn và trần sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Đối với ngôi nhà có diện tích cầu thang nhỏ thì không nên thiết kế tầng cao quá. Bởi sẽ gây nên tình trạng độ dốc thang lớn, gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại giữa các tầng. Do đó, độ cao trần với các công trình kiến trúc đặc thù của Việt Nam, độ cao khoảng 3m là hợp lý.

2.3 Theo chức năng phòng

Không gian phòng khách cần cao, rộng và sáng thoáng
Không gian phòng khách cần cao, rộng và sáng thoáng

Việc xác định chiều cao trần, tầng của ngôi nhà được tính toán dựa trên các không gian sinh hoạt như:

  • Phòng khách: Chiều cao hợp lý cho phòng khách là từ 3,6m đến 5m. Bởi đây là nơi tiếp khách, tập trung sinh hoạt gia đình, nên cần khoảng không gian rộng rãi và sang trọng.
  • Phòng ngủ: Chiều cao hợp lý cho phòng ngủ là từ 3m đến 3,3m. Kích thước này có thể sử dụng cho cả phòng ăn, phòng bếp, tạo cảm giác ấm cúng, không quá chật chội cũng không quá lạnh lẽo.
  • Phòng thờ: Chiều cao hợp lý của phòng thờ thường từ 3m đến 3.6m. Kích thước này giúp không gian thông thoáng và trang nghiêm, đồng thời đảm bảo chiều cao phòng thờ không thấp hơn chiều cao các phòng khác.
  • Phòng WC, phòng kho, gara: Chiều cao hợp lý là từ 2,4m đến 2,7m. Đây là những khu vực có tần suất sử dụng thấp nên cần thiết kế chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và chi phí.

2.4 Xác định chiều cao tầng nhà theo phong cách nhà ở

  • Nhà ở phong cách hiện đại: Mẫu nhà phong cách hiện đại thường thiết kế trần thạch cao, lối trang trí tối giản. Tầng 1 (tầng trệt) thường có chiều cao từ 3.6 – 3.9m là phổ biến. Từ tầng 2 trở lên thì chiều cao là 3.3 – 3.6m.
  • Nhà phong cách tân cổ điển: Tầng 1 (tầng trệt) thường là 3.9m. Từ tầng 2 trở lên là 3.6m, tầng trên cùng có thể là 3,3m.
  • Nhà phong cách cổ điển Pháp: Tầng 1 thường làm trần gỗ cầu kỳ nên chiều cao tầng có thể sẽ cao hơn, khoảng tầm 4m.
  • Nhà biệt thự phong cách dinh thự: Chiều cao tầng 1 thường sẽ dao động từ 4.2 – 4.5m. Tầng 2 trở lên là từ 3.6 – 3.9m.

2.5 Theo điều kiện địa lý khí hậu sinh sống

– Đối với các tỉnh thành miền Bắc: Khí hậu thường nóng vào mùa hè và lạnh vào đông. Nếu chiều cao tầng quá cao, việc sử dụng điều hòa nhiệt độ sẽ gây lãng phí điện năng. Do đó, chiều cao trung bình thường từ 3m đến 3,3m.

– Đối với các tỉnh thành miền Nam: Để nhà ở luôn thoáng mát, không ẩm thấp vào mùa mưa và mùa khô. Chiều cao hợp lý là từ 3.6 – 4.5m.

2.6 Xác định độ cao sàn và trần theo phong thủy

Chiều cao nhà theo thước lỗ ban được tính theo số bậc cầu thang thường lấy các trị số đẹp thuộc cung “Sinh” trong quan niệm “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” như: 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc, 25 bậc.

3. Mức phạt khi sai phạm chiều cao tầng nhà

Mức xử phạt về vi phạm chiều cao tầng nhà
Mức xử phạt về vi phạm quy định chiều cao tầng nhà

Theo khoản 2, điều 15 tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Các hành vi vi phạm về kích thước xây dựng nhà ở riêng lẻ sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với sai phạm về chiều cao tầng nhà ở các khu đô thị.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với các công trình nằm trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, hoặc các công trình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 – Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với các công trình yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.

Ngoài việc xử phạt hành chính, công trình sai phạm có thể bị buộc tháo dỡ theo quy định. Ngoài ra, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng hay sức khỏe của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, để xây dựng nhà ở, ngoài việc nắm rõ các quy định về chiều cao tầng nhà. Bạn có thể lựa chọn các đơn vị thiết kế thi công uy tín, giàu kinh nghiệm để được tư vấn hỗ trợ tính toán chiều cao các tầng sao cho hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian, chi phí, công sức và rủi ro phải đối mặt khi xây nhà sau này.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp thật nhiều kiến thức bổ ích cho bạn. Để được tư vấn hỗ trợ cũng như tham khảo các mẫu nhà đẹp. Liên hệ với AKINA để được chúng tôi hỗ trợ báo giá tận tình.

> Xem thêm: 6 cách cải tạo – thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống vừa an toàn lại bền đẹp

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN






    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *