Chia sẻ về vấn đề thông gió trong xây sửa nhà ở

Bàn về vấn đề thông gió trong xây sửa nhà cửa, chúng tôi chia sẻ 5 kiến thức về gió mà các gia chủ cần nắm được để đảm bảo nhà luôn thoáng đãng, mát mẻ. Đó là: gió là yếu tố khí hậu, gió trong quan niệm kiến trúc dân gian, gió trong thiết kế kiến trúc, cách thông gió tự nhiên và nhân tạo. 

1. Gió là yếu tố khí hậu

Lý giải về sự hình thành của gió: gió là yếu tố khí hậu được hình thành bởi sự chênh lệch áp suất khí quyển giữa các vùng khác nhau, sự chênh lệch càng lớn thì tốc độ gió càng mạnh. Nó tác động trực tiếp đến thiên nhiên và cuộc sống của con người. Ở mỗi địa điểm khác nhau gió sẽ có các đặc điểm khác nhau về hướng gió, cường độ gió, vận tốc gió và thời gian hoạt động,… Cơ bản hầu như gió hoạt động theo mùa trong năm và có thể nghiên cứu phân tích cụ thể.

thông gió trong nhà

Thông gió là một trong những vấn đề quan trọng khi xây sửa nhà cửa 

2. Gió trong quan niệm kiến trúc dân gian

Gió luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nhà cửa từ xa xưa. Minh chứng đó chính là học thuyết phong thuỷ chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của gió, khí, mạch nước,… đến đời sống hoạ hay phúc của con người. Những nghiên cứu này được đúc kết thành những kiến thức phong thuỷ lưu truyền. Học thuyết phong thuỷ sinh ra với mục đích giúp cuộc sống con người được tiện nghi, an toàn, hạnh phúc và tránh xa những điều không tốt. Nhưng hiện nay, một số người xấu (hoặc không biết mình xấu) lợi dụng, biến tướng làm sai lệch học thuyết phong thuỷ và hình thành nên việc mê tín dị đoan. Có thể khẳng định rằng: phong thuỷ trong kiến trúc đều có thể lý giải bằng lý luận thiết kế.

sơ đồ thông gió

Ví dụ về một bản vẽ sơ đồ thông gió tự nhiên của một công trình

3. Gió trong thiết kế kiến trúc 

Trong quá trình hô hấp chúng ta hít vào khí O2 và thở ra khí CO2 để duy trì sự sống. Nếu như ở trong một không gian kín, không khí không lưu thông thường xuyên, lượng O2 giảm dần, đồng thời CO2 tăng lên, dẫn đến hiện tượng thiếu O2 làm bạn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, giảm tập trung,… nguy hiểm là gây tử vong.

bản vẽ mô phỏng thông gió

Bản vẽ mô phỏng thiết kế nhà ở đối lưu gió trước – sau 

Tuỳ vào mỗi khu đất và yêu cầu thiết kế khác nhau thì việc phân tích và ứng dụng gió vào thiết kế khác nhau. Việc phân tích này bao gồm một quá trình nghiên cứu “tiền thiết kế” mà đối với đội ngũ của AKINA gọi là “Phương pháp phân tích cá nhân hoá kiến trúc”. Đây chính là dữ liệu để nhà thiết kế đưa ra các quyết định đúng đắn. 

Ví dụ: Nếu bảng phân tích cho kết quả nhà của bạn nằm trên khu đất có gió thổi mạnh hướng Đông Bắc vào mùa mưa (tháng 09 đến tháng 12), thì việc đầu tiên kiến trúc sư sẽ là người tư vấn để đưa ra giải pháp ngăn chặn gió xấu tác động vào công trình. Các cửa sổ bên hướng Đông Bắc không nên là cửa gỗ, vì lâu ngày gió tạt nước mưa vào cửa sẽ làm nhanh hỏng, gây thấm nước vào bên trong chỉ sau vài năm sử dụng. Các cửa này cần có phần ô văng vươn xa để ngăn nước mưa đi vào nhà bằng các khe phía trên của cửa. Nếu như hướng nhà – lối đi chính vào nhà là hướng này thì cần có thêm hiên, mái che để ngang nước mưa tạt vào nhà đồng thời giật cấp sàn để tránh nước mưa chảy vào nhà,…

Gió cũng không phải luôn mang đến điều tốt, chúng cũng mang theo những bất lợi ví dụ như: mùi hôi thối, độ ẩm, bụi, vi sinh vật có hại… gây sự khó chịu, khổ sở cho các gia chủ. Do đó, đây chính là bài toán hóc búa dành cho các kiến trúc sư mà không phải ai cũng có thể giải được.

4. Cách thông gió tự nhiên 

Vấn đề thông gió tự nhiên được rất nhiều gia chủ Việt quan tâm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc quan trọng để thông gió tự nhiên là xác định được hướng gió tốt đi qua khu đất và dẫn đường đón gió tốt vào nhà (thường là trổ cửa hoặc mở ô gió,…). và cũng phải lưu ý: vì gió là không khí chuyển động theo luồng cần phải có đầu vào và đầu ra, nên với một không gian cần trổ ít nhất 2 cửa (2 cửa không cùng 1 diện tường) tương ứng là cửa đón gió và cửa thoát gió thì mới tạo được thông gió tự nhiên. Ngược lại, nếu không muốn thì ngăn không để gió có lối đi vào công trình.

Với mỗi loại gió tính chất theo mùa thì cường độ và tốc độ, thời gian hoạt động cơ bản được ghi nhận. Khi thiết kế, kiến trúc sư sử dụng các thông tin trên và kích thước cửa để điều tiết được lượng không khí ra vào các không gian.

5. Cách thông gió nhân tạo

Theo kiinh nghiệm của chúng tôi, trong kiến trúc, lý tưởng nhất là các không gian trong công trình đều tiếp giáp với môi trường để lấy sáng và thông gió tự nhiên. Nhưng đôi khi, cũng sẽ có những không gian không có diện nào tiếp xúc bên ngoài. Lúc này người kiến trúc sư và kỹ sư MEP sẽ tìm các giải pháp thông gió nhân tạo bằng việc sử dụng các hệ thống bơm – xả không khí từ ngoài vào bên trong, đảm bảo không gian luôn có khí tươi. 

Do vậy: “Đơn giản chỉ là gió trong kiến trúc đã có rất nhiều vấn đề mà gia chủ không thể tự mình nhìn giải quyết, nên việc tìm kiếm một kiến trúc sư am tường và đưa ra các giải pháp tối ưu trong thiết kế là việc cực kỳ quan trọng để mang đến không gian tối ưu cho gia chủ”.

Trên đây là những chia sẻ của AKINA về vấn đề “Gió trong kiến trúc”. Bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy để lại cảm nghĩ, quan điểm của mình và cùng thảo luận với AKINA nhé. 

> XEM THÊM: Dịch vụ cải tạo nhà trọn gó

One thought on “Chia sẻ về vấn đề thông gió trong xây sửa nhà ở

  1. Pingback: Chiều cao nhà lệch tầng bao nhiêu thì hợp lý?Ưu và nhược điểm nhà lệch tầng - AKINA

Comments are closed.