Gỗ công nghiệp MDF, cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp.

Hiện nay, trên thị trường, gỗ tự nhiên có giá thành rất cao và không còn đa dạng như xưa. Một phần cũng là do môi trường tự nhiên bị biến đổi. Các cánh rừng bị tàn phá làm cho sô lượng gỗ tự nhiên bị sụt giảm nghiêm trọng. Các loại gỗ quý hiếm như: Lim, sến, táu. gụ, hương đã trở nên cực kỳ quý hiếm và đắt đỏ. Để giải quyết nhu cầu thiết kế nội thất bằng chất liệu gỗ ngày càng tăng, các loại gỗ công nghiệp như: gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF,… đã được sản xuất rộng rãi, đưa vào thi công thay thế. Gỗ công nhiệp có ưu điểm là đa dạng màu sắc, mẫu mã chủng loại. Nó có giá thành khá rẻ, tiết kiệm chi phí thi công.

Gỗ công nghiệp được chia thành nhiều loại. Ta có thể phân biệt theo cốt gỗ: gỗ công nghiệp MDF, gỗ công nghiệp MFC, gỗ HDF,… hoặc theo bề mặt phủ: melamin., laminate, veneer,… Nội thất Akina sẽ nêu chi tiết cách phân biệt dưới đây:

Phân biệt gỗ công nghiệp theo cốt gỗ

Phân-biệt-gỗ-công-nghiệp-MDF

Phân biệt gỗ công nghiệp theo cốt gỗ

Hiện nay có 3 loại phổ biến nhất là gỗ công nghiệp MDF, gỗ công nghiệp MFC và HDF

Gỗ công nghiệp MFC:

Gỗ công nghiệp MFC được chế tạo từ nguyên liệu là các dăm gỗ nhỏ. Từ các cành cây, thân gỗ, người ta sử dụng máy băm thành các dăm gỗ nhỏ. Sau đó, sấy khô, trộn kết dính các dăm gỗ lại bằng chất kết dính, tạo hình theo khuôn kích thước chuẩn. Họ ép sơ bộ sau khi tạo hình. Gỗ công nghiệp MFC có ưu điểm là giá thành rẻ nhưng độ bền không cao, chống ẩm kém.

Gỗ công nghiệp MDF:

gỗ-công-nghiệp-mdf-chống-ẩm

Có 2 loại gỗ MDF: loại thường và loại lõi xanh chống ẩm

Gỗ công nghiệp MDF được sản xuất từ bột sợi gỗ. Bột gỗ được nghiền nhỏ từ gỗ tự nhiên. Sau đó bột gỗ được trộn cùng keo và phụ gia để cho ra bột sợi gỗ. Sau đó họ rải các bột sợi nay ra thành 2 hoặc 3 lớp theo kích thước tiêu chuẩn. Các lớp này được nén lại với nhau dưới áp suất và nhiệt độ cao. Gỗ MDF có khả năng chống ẩm và độ bền cao hơn gỗ MFC.

Gỗ công nghiệp HDF:

Quy trình sản xuất loại gỗ này cũng gần giống như gỗ MDF. Nhưng chúng được ép dưới nhiết độ và áp suất cao hơn. Vì thế, khả năng chịu lực, độ bền và chống ẩm cao hơn gỗ MDF và MFC.

Phân biệt theo bề mặt phủ bên ngoài:

Bề mặt phủ Melamin:

Bề mặt melamin được cấu tạo từ nhựa tổng hợp. Loại này có chiều dày rất mỏng, chỉ khoảng 0,1 mm.

Các tấm gỗ có cốt gỗ MDF phủ melamin có 2 loại kích thước là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm.

bề-mặt-melamin

Bề mặt melamin rất mỏng

Bề mặt phủ Laminate lõi gỗ công nghiệp MDF:

Bề mặt laminate được cấu tạo tương tự như melamin nhưng có dày hơn khá nhiều. Chúng có độ dày từ 0.5-1mm tùy từng loại. Chính vì dày hơn nên Laminate có cường độ chịu lực và chống ẩm tốt hơn melamin.

phân-biệt-bệ-mặt-gỗ-công nghiệp

Bề mặt Acrylic:

Chúng được cấu tạo từ nhựa dẻo. Bề mặt Acrylic rất bóng và sáng. Chúng còn được gọi là Mica hay bóng gương. Chính vì có độ thẩm mỹ đẹp cao nên giá thành của loại này khá cao.

nội-thất-akina

Acrylic có bề mặt bóng đẹp

Bề mặt veneer lõi gỗ công nghiệp MDF:

Veneer được cấu tạo từ gỗ tự nhiện. Từ cây gỗ tự nhiên, người ta bóc tách thành những lát mỏng dày khoảng 0,5 mm. Sau đó đem đi sấy khô. Do được làm từ gỗ tự nhiên nên veneer có bề mặt chân thực với vân gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp MDF phủ veneer nhìn chân thật tự nhiên nhất nên có giá thành khá cao.

gỗ-công-nghiệp-MDF-phủ-veneer

Veneer được thái mỏng từ cây gỗ tự nhiên

Trên đây là cách phân biệt, ưu nhược điểm của các loại  gỗ công nghiệp thường dùng trong thiết kế nội thất. Hãy liên hệ ngay tới Nội thất Akina để được tư vấn trực tiếp miễn phí


BÁO GIÁ THIẾT KẾ NỘI THẤT